Thành kiến trong poker có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối chơi và quyết định của bạn. Những định kiến này dẫn đến những phán đoán sai lầm và các quyết định thiếu lý trí, khiến người chơi mắc phải những sai lầm không đáng có.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 8 thành kiến trong poker phổ biến khiến bạn chơi kém hiệu quả và cách để tránh chúng.

Bắt đầu thôi!

8 Thành kiến trong poker khiến bạn chơi kém hơn

Bạn có biết những thành kiến trong poker nào đang hủy hoại trò chơi của mình không?

Bạn có biết những thành kiến trong poker nào đang hủy hoại trò chơi của mình không?

Quy tắc đỉnh-điểm

Đó là khi con người dường như không nhìn nhận tổng thể một trải nghiệm mà chỉ đánh giá dựa trên mức độ nó đạt đến cao trào (ví dụ: thú vị hay khó chịu) và cách nó kết thúc.

Quy tắc này có mối liên hệ rất trực tiếp với poker. Cụ thể là bạn có thể gặp may mắn lớn vào giai đoạn cuối của một session Cash game và rời đi với cảm giác rằng mình đã chơi tốt.

Nếu bạn liên tục thua lỗ trong suốt một session Cash game và sau đó may mắn thắng QQ của đối thủ bằng A-J, đó không phải là dấu hiệu của một lối chơi vững chắc.

Một cách khác để giải thích quy tắc này là trong một giải đấu poker, bạn có thể thực hiện một cú hero call và giành được một pot lớn nhưng lại đánh mất hết chip của mình do không bảo vệ được Big Blind hoặc mắc các sai lầm cơ bản khác.

Việc thực hiện những pha chơi lớn trong poker là rất thú vị, và chúng đem lại cảm giác tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn không thể đánh giá toàn bộ phiên chơi của mình chỉ dựa trên một ván bài. Hãy trung thực khi đánh giá phiên chơi của bạn, ngay cả khi bạn đang chiến thắng, và bạn sẽ có thể cải thiện những điểm yếu của mình nhanh hơn.

Xem thêm: Chơi poker ở trạng thái tốt nhất: 5 điều bạn cần kiểm soát để thành công

Tâm lý con bạc

Đây là xu hướng nghĩ rằng các xác suất trong tương lai bị thay đổi bởi các sự kiện đã xảy ra trước đó, trong khi thực tế thì chúng không hề bị ảnh hưởng.

Thành kiến trong poker - Tâm lý con bạc

Thành kiến trong poker – Tâm lý con bạc

Hầu hết người chơi poker có lẽ đã quen thuộc với khái niệm này, nhưng về cơ bản, chỉ vì bạn đã có trải nghiệm không tốt với một lối chơi nhất định trong quá khứ không có nghĩa là bạn nên ngừng áp dụng nó.

Ví dụ, đôi 10 là một hand tốt, nhưng nó vẫn có thể bị đánh bại. Nếu bạn có đôi 10 và thua J-T hai lần liên tiếp, điều đó không có nghĩa là bạn nên ngừng chơi đôi 10.

Bạn cần đánh giá một cách khách quan mọi nước đi của mình, bất kể kết quả ra sao. Nếu quyết định đó là đúng, bạn nên tiếp tục áp dụng nó.

Ảo tưởng về sự kiểm soát

Nhiều người thường có xu hướng đánh giá quá cao mức độ ảnh hưởng của mình đối với các sự kiện bên ngoài.

Điều này rất phổ biến trong poker. Chúng ta thường tin rằng mình đang kiểm soát mọi thứ khi chơi poker, nhưng thực tế là trò chơi này chứa đựng một yếu tố may mắn rất lớn.

Có rất nhiều lần bạn sẽ thua trên bàn chơi mà hoàn toàn không phải lỗi của bạn. Đôi khi, chúng ta thậm chí còn bào chữa cho sự thua lỗ của mình bằng cách đổ lỗi cho một nước đi mơ hồ nào đó để có thể yên tâm khi đi ngủ.

Sự thật là, đôi khi chỉ đơn giản là bạn không may mắn. Bạn phải bước tiếp sau những ván chơi như vậy và tránh tập trung quá mức vào chúng. Các vấn đề nghiêm trọng có thể phát sinh khi chúng ta cố gắng sửa chữa những vấn đề không tồn tại.

Ngay cả những người chơi poker giỏi nhất thế giới, như Phil Ivey và Daniel Negreanu, cũng phải trải qua rất nhiều lần thua lỗ.

Mặt khác, ngay cả khi chúng ta chiến thắng, đôi khi điều đó cũng không phải vì chúng ta đã “kiểm soát” được tình hình. Có thể đó chỉ là may mắn. Nếu bạn muốn thành công trong poker, bạn phải chấp nhận rằng có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Định kiến về kết quả 

Xu hướng đánh giá một quyết định dựa trên kết quả cuối cùng, thay vì dựa vào chất lượng của quyết định tại thời điểm nó được đưa ra.

Đây là một yếu tố lớn khác trong poker và có phần giống với “Ảo tưởng về sự kiểm soát”. Năm 2006, Jamie Gold đã giành chiến thắng tại Main Event với giải thưởng 12 triệu đô la bằng cách sử dụng một chiến lược khác thường – anh thường xuyên nói với đối thủ về bài mình có (mặc dù đôi khi anh ấy cũng nói dối).

Phần lớn các tay chơi chuyên nghiệp không cho rằng đây là một chiến lược hấp dẫn. Kể từ đó, Gold đã không có nhiều thành công trong thế giới poker mặc dù đã tham gia nhiều giải đấu miễn phí. Chính anh cũng thừa nhận rằng mình không phải là người chơi poker giỏi nhất thế giới dù đã đạt được chiến thắng kỷ lục.

Bạn cũng sẽ không thấy nhiều người chơi poker chuyên nghiệp thay đổi hẳn phong cách chơi của họ để bắt chước thành tích phi thường của Gold. Đó là lý do tại sao trong poker, việc tránh bị ảnh hưởng bởi kết quả là rất quan trọng. Bạn nên tập trung vào quá trình trước, và kết quả sẽ dần dần theo sau.

Có rất nhiều người chơi poker không giỏi đã giành chiến thắng ở các giải đấu lớn qua nhiều năm. Bản thân bạn cũng có thể thắng một giải đấu poker bằng cách all-in mọi hand. Nhưng điều đó không có nghĩa đó là chiến lược tốt nhất.

Không hiểu rõ về sample size

Xu hướng đánh giá thấp sự biến động trong các sample nhỏ

Xu hướng đánh giá thấp sự biến động trong các sample nhỏ

Poker là trò chơi có rất nhiều sự biến động, nhưng cuối cùng thì những người chơi giỏi sẽ luôn vươn lên dẫn đầu. Điều mà một số người hiểu sai là thời gian để điều đó xảy ra lâu đến mức nào và một kích cỡ mẫu (sample size) như thế nào là đủ tốt.

Có rất nhiều người chơi poker chỉ chơi vài trăm hand mỗi tháng. Đó không phải là một sample size đủ lớn để đánh giá chính xác trình độ chơi của bạn, dù tốt hay xấu.

Hãy cân nhắc điều này: khi những người hỗ trợ (backer) muốn tài trợ cho người chơi mới, họ thường yêu cầu lịch sử hand trong phạm vi từ 20.000-50.000 hand để có thể ước tính. 100.000 hand thậm chí còn tốt hơn.

Đối với những người bình thường, 10.000 hand là một con số tốt để bắt đầu. Dù bạn làm gì đi nữa: đừng từ bỏ công việc hàng ngày của bạn chỉ dựa vào thành tích chiến thắng qua vài nghìn hand. Ai cũng có thể gặp may mắn trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Variance trong poker: Sự khác nhau giữa kỳ vọng và kết quả thực tế

Nhận thức có chọn lọc

Thành kiến trong poker - Bạn quá gắn bó với những gì đã có hiệu quả với bạn trong quá khứ

Thành kiến trong poker – Bạn quá gắn bó với những gì đã có hiệu quả với bạn trong quá khứ

Điều này liên quan đến poker theo cách tinh tế hơn so với một số khái niệm trước. Về cơ bản, ý tưởng của nhận thức có chọn lọc là: bạn trở nên quá gắn bó với những hand bài hoặc nước đi đã từng thành công trong quá khứ.

Ví dụ, đôi K là một hand khởi đầu cực kỳ mạnh, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bet tất cả các vòng khi quân Át xuất hiện ở flop. Đây là một ví dụ rõ ràng, nhưng bạn cũng có thể trở nên gắn bó với một hand nhất định (như đôi 9) chỉ vì bạn từng thắng lớn với nó.

Sau khi có một chiến thắng lớn với đôi 9, bạn có thể bắt đầu bỏ qua các dấu hiệu rằng bạn đang quá lạm dụng hand bài này chỉ vì một lần thắng đó.

Bạn không thể phớt lờ bằng chứng rằng một hand hoặc chiến lược nhất định không hiệu quả với bạn, dù trong quá khứ đã có một vài trải nghiệm thành công.

Xem thêm: 6 Cách chơi AQo khi hit Flop và miss Flop

Hiệu ứng lặp lại

Một quá trình tự củng cố mà trong đó một niềm tin của tập thể ngày càng có vẻ hợp lý hơn qua việc lặp đi lặp lại trong thảo luận công khai (hay “lặp lại một điều đủ lâu và nó sẽ trở thành sự thật”).

Đây là một khái niệm khó áp dụng vào poker hơn, nhưng vẫn có những ví dụ cụ thể. Ý tưởng của hiệu ứng lặp lại là một khi một chiến lược bắt đầu xây dựng đà phát triển, nó sẽ tiếp tục được chấp nhận, ngay cả khi nó không phải là chiến lược tốt nhất.

Về cơ bản, đây là tâm lý đám đông. Chiến lược A là đúng vì mọi người đều nói vậy. Điều này kích hoạt một phản ứng dây chuyền.

Một cách khác để nhìn nhận điều này là có những người chơi như Vanessa Selbst, Tom Dwan và Viktor Blom thực hiện những nước đi lạ lùng, trái ngược với chiến lược truyền thống. Vấn đề là nếu bạn chơi poker 100% theo sách vở, lối chơi của bạn sẽ trở nên trì trệ và dễ đoán.

Giải pháp là hãy đánh giá lại thông tin một cách có phê phán và tránh việc chấp nhận mọi lời khuyên chiến lược một cách hời hợt.

Định kiến ưa chuộng sự đổi mới

Đây là xu hướng có sự lạc quan quá mức đối với tính hữu ích của một phát minh hay sự đổi mới trong toàn xã hội, trong khi thường bỏ qua các hạn chế và điểm yếu của nó.

Đây có thể là khái niệm duy nhất không thực sự có mối liên hệ trực tiếp với poker.

Poker là một trò chơi không có nhiều sự đổi mới quá mức. Nhiều chiến lược đã không thay đổi trong suốt 10 năm qua.

Cách duy nhất mà bạn có thể liên hệ điều này với poker có lẽ là vào giữa những năm 2000, khi sự bùng nổ của poker online khiến người chơi ưa chuộng lối chơi tấn công toàn diện để bắt chước Dario Minieri hoặc Tom Dwan.

Phong cách chơi đó đã nhận được nhiều sự chú ý chỉ vì mọi người thấy Dwan hoàn toàn áp đảo các tay chơi old-school trên chương trình High-Stakes Poker với những hand trung bình.

Chưa từng ai thấy điều đó trước đây và mọi người đều muốn “durrrr” là đối thủ của mình. Meta của poker đã chậm lại đáng kể kể từ đó vì hầu hết mọi người nhận ra rằng họ, thực sự, không phải là Tom Dwan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết liên quan đến trạng thái tâm lý, cảm xúc khi chơi poker

Tổng kết

Những thành kiến trong poker có thể làm bạn đánh giá sai lối chơi và đưa ra các quyết định thiếu chính xác, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của bạn trên bàn poker. Việc hiểu rõ và nhận diện được 8 thành kiến phổ biến này sẽ giúp bạn kiểm soát tư duy tốt hơn, cải thiện chiến lược và nâng cao hiệu suất chơi poker của mình.

Nguồn: Pokerlisting

Hãy tham gia ngay cộng đồng Poker lớn nhất Việt Nam – Wiki Poker bằng cách click vào các nội dung sau đây:

Hẹn gặp lại, chúc bạn may mắn trên bàn chơi!