Sự bàng quan, trung lập, không ưu tiên cái nào hơn cái nào, tất cả đều được gọi là indifference trong poker – đây là một trong những khái niệm bị hiểu sai nhiều nhất trong poker. Từ “indifference” có nghĩa là hai hoặc nhiều hành động có cùng giá trị. Do đó, việc hiểu vì sao indifference đóng vai trò to lớn trong lý thuyết trò chơi tối ưu là rất quan trọng để học lý thuyết poker.

Indifference trong poker không chỉ là một khái niệm đơn thuần, mà còn là một công cụ quan trọng trong lý thuyết trò chơi poker. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách người chơi ra quyết định chiến lược, đánh giá giá trị kỳ vọng của mỗi hành động, và xây dựng lối chơi tối ưu. Khi áp dụng đúng nguyên tắc indifference, người chơi có thể cân bằng hiệu quả giữa các yếu tố như size bet, pot odds, và fold equity, đồng thời quản lý phương sai và đối phó với bất đối xứng thông tin tại bàn chơi.

Xem thêm: Play Optimal Poker (Andrew Brokos) – Sách Poker tiếng Việt

Việc diễn giải các giải pháp GTO thường hơi trừu tượng một chút – đây là một quá trình chủ quan đòi hỏi sự kết hợp giữa trực giác và phân tích khoa học. Có rất nhiều lý thuyết và phương pháp phỏng đoán, nhưng có một vài quy tắc không thể bị phá vỡ trong lý thuyết trò chơi tối ưu. Vì vậy, việc học các quy tắc của indifference trong poker để phân biệt giữa thực tế và lý thuyết là điều rất cần thiết.

Bài viết này sẽ chỉ ra một vài “luật cứng” cơ bản của indifference – điều mà đã tạo nên Cân bằng Nash. Những định luật này áp dụng được cho GTO và tất cả chiến lược poker khác, bao gồm cả lối chơi khai thác đối thủ.

Định luật indifference trong poker #1: Selfish-EV

Sẽ không có hand nào phải hy sinh giá trị để cải thiện giá trị cho phần còn lại trong range của bạn. Một chiến lược hoàn hảo luôn bao gồm các hành động có EV cao nhất với mỗi hand trong mọi tình huống.

Hãy nghĩ về điều này: Tại sao bạn lại chủ động đưa ra một quyết định dẫn đến thua lỗ? Tại sao không đơn giản hoá bằng cách luôn chọn action tốt nhất? Điều này nên là hiển nhiên. Không hề có chuyện chúng ta đưa ra một action -EV để cải thiện EV cho phần còn lại trong range của mình. Nếu một hand có EV là số âm, vậy thì không có lý do gì để chúng ta call và mất tiền. 

Hệ quả của Định luật 1 là Định luật 2…

Định luật indifference trong poker #2: Sự bàng quan

Định luật indifference trong poker

Định luật indifference trong poker

Nếu một hand được mix nhiều action, thì các action đó sẽ có giá trị tương đương nhau. Ví dụ, nếu một hand được mix giữa call và fold, thì hành động call phải có EV = 0. Nếu một hand bài nut được mix giữa call và raise, thì khi đó hành động trap phải có giá trị tương đương với fast-play. 

Ngược lại, bất kỳ hand nào có các hành động có cùng EV phải indifference giữa những hành động đó – không ưu tiên cái nào hơn. Nếu action call đáng giá $3, và action raise cũng đáng giá $3, thì khi đó bạn phải indifferent giữa call và raise. Tại sao bạn lại chọn một hành động có EV thấp hơn? Nếu action call có EV cao hơn action fold, vậy thì đơn giản là chúng ta sẽ không bao giờ fold. 

Hãy nhìn vào ví dụ. UTG open, BTN 3-bet. Tất cả fold hết và hành động quay trở lại người chơi ở UTG – người đang giữ KQs:

Chiến thuật chuẩn GTO cho vị trí UTG

Chiến thuật chuẩn GTO cho vị trí UTG

Wiki Poker đã chọn chế độ xem “Strategy +EV”. Chúng ta có thể thấy rằng KQs sẽ có EV = 0.31bb khi 4-bet hoặc call – Solver sẽ mix giữa hai action này. Vì vậy, sẽ không có sự ưu tiên nào giữa hai hành động đó. 

Chúng ta có thể thấy rất nhiều hành động indifferent trong poker ở đây: 

  • A5s (EV = 0) trung lập giữa fold, call, và 4-bet. 
  • QQ (EV = 42.7) trung lập giữa shove, 4-bet, và call. 
  • 88 (EV = 0) trung lập giữa fold và call. 

Chỉ có một vài hand có pure action như “pure fold” hoặc “pure call” (call 100% số lần hoặc fold 100%). Chúng ta phải mix chiến lược như vậy để tránh bị khai thác bởi tất cả các chiến lược phản công có thể có.

Định luật này áp dụng được với tất cả các chiến lược trong pokerGTO, exploitative, và mọi chiến lược ở giữa. Nếu bạn nhập vào chiến lược của một đối thủ không hoàn hảo và có thể khai thác được, thì một số hand sẽ không tránh khỏi các quyết định indifferent. Mặc dù chiến lược khai thác của Solver thường có xu hướng dẫn đến nhiều pure action hơn, bởi vì có rất ít quyết định hoàn toàn indifferent khi chống lại các chiến lược không hoàn hảo; nhưng indifference trong poker không phụ thuộc vào GTO, nó chỉ phụ thuộc vào chiến lược của đối thủ của bạn. 

Đôi khi Solver sẽ đề xuất những hành động -EV, điều này là do sai số! Nếu bạn giải quyết với độ chính xác đủ cao, sai số đó sẽ biến mất. Một chiến lược cân bằng thực sự sẽ không bao giờ chọn một hành động có EV thấp hơn một cách cố ý. 

Hệ quả của định luật 2 là định luật 3…

Có thể bạn quan tâm:

Định luật indifference trong poker #3: Chiến lược cố định

Việc thay đổi tần suất giữa các hành động trung lập không làm giảm EV khi chống lại một chiến lược cố định. Những sai lầm trong quá trình mix chỉ có thể bị khai thác nếu đối thủ thích nghi với chiến lược của họ.

“Sai lầm trong quá trình mix” là gì, và “chiến lược cố định” là gì?

  • “mixing mistakes” có nghĩa là những sai lầm trong việc thay đổi tần suất giữa các quyết định indifferent.
  • Chiến lược cố định (như GTO) không thay đổi hoặc thích nghi với đối thủ của nó.

Nếu range của chúng ta thay đổi ở các vòng cược sau, thì EV của chúng ta có thay đổi không?

  • EV có tổng bằng không – nghĩa là để một người chơi thắng, thì người kia phải thua. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn không đúng giữa hai quyết định có cùng EV, vậy thì làm sao đối thủ có thể thắng nếu họ không thay đổi chiến lược? EV trong hand của bạn bao gồm cả những quyết định trên các vòng cược sau.
  • Có một trường hợp ngoại lệ rất quan trọng cho quy tắc này, đó là khi EV không có tổng bằng không – rake sẽ ảnh hưởng đến EV của bạn. Do đó, việc chọn sai action có thể làm tăng hoặc giảm tổng số rake được trả bởi cả hai người chơi. 

Bạn hãy suy nghĩ về nó theo cách này…

Tất cả những gì bạn đã làm là thay đổi giữa hai hành động có cùng EV cho một hand – giữa hai hành động indifferent. Bởi vì cả hai action đó có cùng giá trị khi đối đầu với chiến lược của đối thủ, cho nên chúng không thể tăng lên hoặc giảm đi trừ khi Villain thay đổi chiến lược của mình.

Ví dụ, hãy giả sử KK nên được call 30% số lần và raise 70% số lần để không bị khai thác. Nhưng thay vào đó, bạn chia thành 50%/50% – đó là một sai lầm trong quá trình mix. Tuy nhiên, cả hai hành động đều có EV giống nhau (định luật 2).

Do đó, nếu đối thủ không thay đổi chiến lược của họ, thì bất kỳ sự thay đổi tần suất nào cũng sẽ dẫn đến cùng một kết quả! Nhưng điều này không có nghĩa là bạn được làm bất cứ thứ gì mình muốn. Chiến lược mới của bạn hoàn toàn có thể bị khai thác. Nếu đối thủ điều chỉnh chiến lược, họ có thể trừng phạt sai lầm trong quá trình mix của bạn.

Hãy quay trở lại với ví dụ trước. UTG open, BTN 3-bet, và tất cả fold đến UTG:

Định luật về chiến lược cố định khi chơi poker

Định luật về chiến lược cố định khi chơi poker

Giả sử rằng bạn fold tất cả các hand có lựa chọn fold ở bất kỳ tần suất nào, liệu EV của bạn có thay đổi không?

Câu trả lời là: KHÔNG

Điều bạn đã làm chỉ là di chuyển nhiều hand có EV = 0 hơn vào line fold thay vì các line khác. Tuy nhiên, BTN có thể khai thác việc bạn over-fold bằng cách 3-bet rộng hơn. Trong trường hợp này, bạn sẽ fold những hand thực sự +EV nếu tiếp tục chơi, điều đó sẽ khiến bạn mất value. Lưu ý rằng, BTN chỉ có lợi thế khi bạn mắc lỗi trong việc mix và họ thay đổi chiến lược của mình.

Để thực sự hiểu rõ khái niệm này, bạn cần phải nhận ra được một chi tiết quan trọng: Action tốt nhất với hand của bạn được xác định bởi chiến lược của đối thủ. Các vùng indifferent trong range của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào cách đối thủ chơi. Vì vậy, họ cần thay đổi chiến lược của mình để thay đổi các hand/action trung lập trong range của bạn.

GTO là một chiến lược cố định. Do đó, nó không có lợi ích gì khi đối thủ mắc lỗi trong quá trình mix. Tuy nhiên, nó sẽ có lợi thế trước các “sai lầm rõ ràng” – bất kỳ hành động nào dẫn đến kết quả thua lỗ trước một chiến lược cố định đều là một “sai lầm rõ ràng”. Có một lỗi tư duy phổ biến là: chiến lược GTO sẽ đem lại lợi thế trước bất kỳ sai lầm nào của đối thủ – điều này không hoàn toàn đúng.

Bởi vì GTO chỉ có thể có lợi thế trước các “pure mistake”. Nhưng đừng lo lắng, ngay cả các chuyên gia poker và những người giỏi nhất thế giới thi thoảng cũng phạm rất nhiều sai lầm.    

Xem thêm: Những chiến thuật giúp bạn trở thành top pro poker 2024 

Q&A: Các câu hỏi thường gặp về indifference trong poker

  1. Làm thế nào để áp dụng nguyên tắc indifference trong poker khi xác định size bet?
    • Khi xác định size bet, nguyên tắc indifference trong poker có thể được áp dụng để tìm ra size bet tối ưu khiến đối thủ indifferent giữa call và fold. Điều này thường liên quan đến việc tính toán pot odds và fold equity để tạo ra một tình huống mà đối thủ không thể khai thác bằng cách thay đổi chiến lược của họ.
  2. Indifference trong poker ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng range bài?
    • Indifference trong poker đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng range bài cân bằng. Bằng cách tạo ra các tình huống mà đối thủ indifferent giữa các lựa chọn, bạn có thể xây dựng range bao gồm cả các hand value và bluff với tỷ lệ phù hợp, khiến range của bạn khó bị khai thác.
  3. Làm thế nào để sử dụng indifference trong poker để đối phó với bất đối xứng thông tin trong poker?
    • Indifference trong poker có thể giúp bạn đối phó với bất đối xứng thông tin bằng cách tạo ra các tình huống mà việc thiếu thông tin không còn là bất lợi. Ví dụ, nếu bạn có thể khiến đối thủ indifferent giữa call và fold, thì việc họ có thông tin về hand của bạn hay không sẽ không còn quan trọng nữa.

Tổng kết

Indifference trong poker là một khái niệm quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định tối ưu, khai thác sai lầm của đối thủ, cân bằng lợi nhuận và rủi ro. Bằng cách nắm rõ và áp dụng hiệu quả khái niệm này, bạn có thể nâng cao trình độ poker của mình và giành chiến thắng nhiều hơn.

Chà…Poker thật khó, phải không?…  

Hãy tham gia ngay cộng đồng Poker lớn nhất Việt Nam – Wiki Poker bằng cách click vào các nội dung sau đây:

Hẹn gặp lại, chúc bạn may mắn trên bàn chơi!