Sự may mắn trong poker luôn là đề tài gây tranh cãi. Người thua thường đổ lỗi cho vận rủi, người thắng lại tin rằng đó là kỹ năng. Nhưng điều gì thực sự định hình cảm nhận của chúng ta về may rủi trong trò chơi này? Câu trả lời có thể nằm sâu trong tâm trí – nơi những thiên kiến nhận thức (cognitive bias) âm thầm bóp méo cách ta đánh giá kết quả, ra quyết định và nhìn nhận chính mình.

Trong bài viết này, Wiki Poker sẽ cùng bạn khám phá 3 thiên kiến phổ biến khiến chúng ta hiểu sai về sự may mắn, từ đó học cách tư duy tỉnh táo hơn để tiến xa hơn trên hành trình poker chuyên nghiệp.

3 Thiên kiến khiến bạn hiểu sai về sự may mắn trong poker

Sự may mắn trong poker luôn là đề tài gây tranh cãi

Sự may mắn trong poker luôn là đề tài gây tranh cãi

Moral Luck – Khi chúng ta đánh giá một quyết định dựa trên mức độ may mắn

Cuối thế kỷ 20, triết gia đạo đức người Anh Sir Bernard Williams đã đưa ra khái niệm “moral luck” – mô tả cách con người thường đánh giá một quyết định, hành động hay kết quả không dựa trên tính chất khách quan, mà tùy thuộc vào mức độ may mắn đi kèm với kết quả đó.

Hãy lấy ví dụ trong poker để hiểu rõ hơn:

Hình dung bạn đang đứng trước một ngã rẽ.

  • Rẽ trái là theo đuổi sự nghiệp poker chuyên nghiệp – nhưng phải sống cô đơn, xa cách mọi người.
  • Rẽ phải là một cuộc sống gia đình hạnh phúc – nhưng hoàn toàn từ bỏ poker. Bạn chọn rẽ trái.

Nếu bạn thành công trong sự nghiệp poker, mọi người – và có lẽ chính bạn – sẽ dễ dàng biện minh cho sự cô đơn đó như là một cái giá xứng đáng để đạt được vinh quang.

Nhưng nếu bạn thất bại, thì không chỉ kết quả khiến bạn tiếc nuối, mà chính lựa chọn ban đầu cũng bị coi là sai lầm, và sự cô độc sẽ trở thành yếu tố tiêu cực rõ rệt hơn bao giờ hết.

Bây giờ hãy thay “bạn” bằng một “người khác” trong ví dụ này và tự hỏi: trong hai kịch bản trên, bạn cảm thấy dễ đồng cảm hoặc đánh giá tích cực nhân vật nào hơn – và vì sao?

Theo “moral luck bias”, chúng ta có xu hướng đánh giá một quyết định là tốt hay xấu dựa trên kết quả (có may mắn hay không), chứ không dựa vào bản chất thực sự của quyết định đó.

→ Trong kịch bản đầu tiên, vì người đó thành công, chúng ta dễ cho rằng quyết định đi theo con đường poker là đúng đắn – mặc dù cái giá phải trả là cô đơn suốt đời.
→ Trong kịch bản thứ hai, thất bại kéo theo cái nhìn tiêu cực hơn cả với quyết định ban đầu – mặc dù đó là cùng một hành động. Sự cô đơn khi ấy được tô đậm hơn, vì gắn liền với thất bại và thiếu may mắn.

Điều đáng nói là: bản chất quyết định đó hoàn toàn không thay đổi – nhưng chúng ta vẫn không thể cưỡng lại việc đánh giá lại nó dựa trên kết quả.

Và kết quả này không hoàn toàn nằm trong tay người chơi, mà còn chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt yếu tố không thể kiểm soát: variance, quy định pháp lý, các nhà cái, RNG, hành vi của đối thủ, v.v.. Nhưng bản tính con người vẫn thúc đẩy chúng ta đánh giá một cách chủ quan.

Xem thêm:

Self-serving Bias – Nhận công về mình, đổ lỗi cho người khác

Một thiên kiến phổ biến khác được nghiên cứu sâu bởi nhà tâm lý học người Áo Fritz Heider, người đã cố gắng tìm hiểu tại sao con người thường gán nguyên nhân sự việc theo cách có lợi cho bản thân.

Ông phát hiện ra rằng: con người có nhu cầu nội tại trong việc bảo vệ và nâng cao lòng tự tôn, nên họ vô thức bóp méo nhận thức theo hướng có lợi cho mình.

Hiểu đơn giản là:

  • Nếu bạn thắng → đó là do bạn có kỹ năng.
  • Nếu bạn thua → đó là do xui xẻo.

Trong poker, một người bị ảnh hưởng bởi Self-serving Bias sẽ luôn ghi nhận mọi lần thắng, những pha bluff đẹp, các quyết định chuẩn xác vào “hồ sơ thành công cá nhân”.

Nhưng khi thua, họ sẽ đổ lỗi cho:

  • Sự may mắn của đối thủ
  • Dealer chia bài xấu
  • RNG “ác độc”
  • Vận rủi…

…chứ không bao giờ nhận rằng đó có thể là lỗi của chính mình.

Về lâu dài, thiên kiến này khiến người chơi mất khả năng tự đánh giá một cách khách quan, và không chịu nhận sai để cải thiện. Đó là lý do tại sao Self-serving Bias là kẻ thù thầm lặng của sự tiến bộ – không chỉ trong poker, mà còn trong cuộc sống nói chung.

Xem thêm:

Nếu bạn thắng, đó là do bạn có kỹ năng. Nếu bạn thua, đó là do vận rủi.

Nếu bạn thắng, đó là do bạn có kỹ năng. Nếu bạn thua, đó là do vận rủi.

Attentional Bias – Khi ta chỉ thấy điều mình muốn thấy

Selective Memory Bias – thiên kiến ghi nhớ chọn lọc, vốn mô tả xu hướng của con người trong việc ghi nhớ các khoảnh khắc tốt hoặc xấu một cách có chọn lọc – là một trong những thiên kiến được nghiên cứu nhiều nhất trong bối cảnh poker.

Tuy nhiên, chính vì quá phổ biến mà nó lại phần nào che khuất một thiên kiến khác cũng rất thú vị – thậm chí còn liên hệ chặt chẽ hơn với hành vi nghiện cờ bạc – đó là Attentional Bias.

Xem thêm: Poker có phải là cờ bạc không? Giải mã sự thật đằng sau chiến lược poker

Attentional Bias là gì?

Đây là hiện tượng mà nhận thức của con người bị bóp méo bởi những yếu tố mà họ đặc biệt chú ý đến tại một thời điểm nhất định.

Ví dụ: nếu một người chơi poker thường xuyên cầu xin “Tổ Poker” ban cho mình một lá bài nào đó – và họ thường xuyên nghĩ về những lời cầu nguyện ấy, thì họ sẽ chỉ nhớ và nhận ra những tình huống mà “lời cầu nguyện được đáp lại”, còn các tình huống không được như ý sẽ bị lãng quên hoặc bỏ qua hoàn toàn.

Khi sự tập trung chọn lọc ảnh hưởng đến tư duy

Attentional Bias còn thể hiện qua xu hướng tập trung quá mức vào những thông tin đang “gần gũi” hoặc “ưu tiên” với tâm trí ở thời điểm đó. Điều này vừa có thể mang mặt tích cực, vừa có thể là tiêu cực – tùy thuộc bạn đang tập trung vào điều gì.

  • Người chơi đang trong chuỗi thua (downswing):
    Họ liên tục gặp vận xui, bị bad beat, mất trắng. Khi ấy, họ không thể nghĩ đến bất cứ điều gì ngoài sự xui xẻo. Tâm trí bắt đầu quá tập trung vào các yếu tố tiêu cực, và gần như không còn khả năng nhận ra những tín hiệu tích cực dù là nhỏ nhất. Xem thêm: Downswing – “Người bạn khó ưa” của mọi người chơi Poker và 5 cách để “hóa giải”
  • Ngược lại – người chơi đang thắng liên tục (upswing):
    Mọi cú bluff đều thành công, liên tục vào ITM, thắng pot đều đặn. Khi đó, sự tích cực lấn át toàn bộ tư duy – họ chỉ chú ý đến các kết quả tích cực và phớt lờ những lỗi sai hoặc tín hiệu cảnh báo trong lối chơi của mình.

→ Trong trường hợp tiêu cực, người chơi dễ chìm sâu vào tâm lý nạn nhân.
→ Nhưng trong trường hợp tích cực, hậu quả còn nguy hiểm hơn – bởi vì họ mất khả năng tự nhìn ra sai lầm.

Đây chính là lúc mà Attentional Bias “hợp nhất” với Self-serving Bias và biến thành một thứ được gọi vui là “Self-serving Attentional Bias” – một “Megazord” của thiên kiến, kết hợp giữa việc chỉ chú ý đến điều mình muốn và nhận hết công về mình.

Hãy luôn tỉnh táo và giữ khả năng nhận ra sai lầm trong lối chơi của chính mình

Hãy luôn tỉnh táo và giữ khả năng nhận ra sai lầm trong lối chơi của chính mình

Vậy chúng ta có thể vượt qua thiên kiến không?

Có. Và vũ khí duy nhất đủ mạnh để chống lại các thiên kiến nhận thức là: Tư duy phản biện (critical thinking).

Dưới đây là một vài cách để bạn “gỡ bias” khỏi bản thân:

  1. Luôn chất vấn suy nghĩ và kết luận của chính mình:
    Hãy đặt ra các câu hỏi như “Tại sao mình nghĩ vậy?”, “Ai nói?”, “Có bằng chứng nào không?”, “Liệu điều này có hợp lý không?”
  2. Kiểm chứng lại kiến thức:
    Đừng tin rằng “mình biết rồi”. Rất nhiều thiên kiến đánh lừa bạn bằng cảm giác chắc chắn 100% – nhưng sự tự tin đó đôi khi lại đến từ sự thiếu hiểu biết. Nếu bạn cảm thấy quá chắc chắn → hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa.
  3. Hỏi người khác thay vì tự nghĩ cho họ:
    Nhiều thiên kiến bắt nguồn từ việc chúng ta tự giả định động cơ, cảm xúc, ý định của người khác dựa trên cảm nhận chủ quan. Hãy hỏi trực tiếp và lắng nghe cẩn thận, thay vì gán ghép theo cách hiểu của bạn.
  4. Chuẩn bị tâm lý cho sự khó chịu nội tâm:
    Đấu tranh với thiên kiến của chính mình không hề dễ chịu. Bạn sẽ cảm thấy áp lực, kháng cự, thậm chí khó chịu về mặt thể chất. Não bộ không thích bị “lật mặt” bởi chính chủ nhân của nó, và nó sẽ chống lại sự thay đổi bằng mọi giá.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về tâm lý học poker

Tổng kết về sự may mắn trong poker

Poker không chỉ là trò chơi của kỹ năng và xác suất – mà còn là trận chiến tư duy giữa người chơi với chính bản thân mình. Qua bài viết này, chúng ta đã thấy rằng những thiên kiến nhận thức (cognitive biases) có thể lặng lẽ bóp méo cách chúng ta nhìn nhận về sự may mắn trong poker, thành công và thất bại.

  • Moral Luck khiến chúng ta đánh giá một quyết định là “đúng” hay “sai” tùy thuộc vào kết quả, dù bản chất của quyết định không hề thay đổi.
  • Self-serving Bias khiến ta nhận công khi thắng và đổ lỗi cho vận xui khi thua, làm lu mờ khả năng học hỏi từ sai lầm.
  • Attentional Bias khiến ta chỉ thấy điều mình muốn thấy, và phớt lờ những dấu hiệu quan trọng – dù đó là chuỗi downswing cần nhìn lại, hay lối chơi non tay đang bị ngụy trang dưới lớp vỏ “đang gặp thời”.

Khi những thiên kiến này kết hợp với nhau, chúng tạo thành một tấm gương méo mó phản chiếu trải nghiệm chơi poker của bạn, khiến bạn ngừng phát triển, tự huyễn hoặc bản thân hoặc tự vùi mình trong tiêu cực.

🎯 Vì vậy, điều quan trọng không chỉ là biết mình chơi hand gì – mà còn là biết mình đang “nghĩ” bằng cách nào.

Hãy luyện tập tư duy phản biện. Hãy thách thức những suy nghĩ quen thuộc. Và nếu có thể, hãy giữ một chút hoài nghi với… chính cảm xúc của mình sau mỗi phiên chơi.

Bởi vì để trở thành người chơi giỏi hơn, chúng ta không chỉ cần đọc bài đối thủ – mà còn phải đọc được cả tâm trí của chính mình.

Nguồn: Pokerlisting

Hãy tham gia ngay cộng đồng Poker lớn nhất Việt Nam – Wiki Poker bằng cách click vào các nội dung sau đây:

Hẹn gặp lại, chúc bạn may mắn trên bàn chơi!