Trong poker, đặc biệt là game NLHE, stack size đóng vai trò quan trọng. Bạn luôn có khả năng phải đặt cược tất cả chip của mình ở bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy, điều quan trọng là bạn không những phải quan tâm đến stack size của mình, mà bạn cũng cần quan tâm đến stack size của đối thủ.

Số chip trước mặt bạn và trước mặt những người chơi khác có tác động đáng kể đến cách chơi trong NLHE, từ tâm lý đến toán học.

Bài viết này nhằm giúp bạn hiểu rõ những điểm quan trọng liên quan đến việc hiểu stack sizes trong poker.

Stack Size trong Poker - Chiến thuật quan trọng!

Stack Size trong Poker – Chiến thuật quan trọng!

Khái quát về stack size trong Poker

Stack size (tổng số chip hiện có) của một người chơi luôn luôn có liên hệ với blind của một game cụ thể. Một stack 2000$ chip nghe thì có vẻ lớn, nhưng nếu blind là 100$/200$ thì đây là một con số rất nhỏ để có thể chơi trong game NLHE. Biểu đồ dưới đây có thể giúp bạn định hình được stack size thế nào là nhỏ, thế nào là trung bình và lớn:

  • Nhỏ: 40 big blinds hoặc nhỏ hơn.
  • Trung bình: 41-90 big blinds.
  • Lớn: 91 big blinds hoặc nhiều hơn.
  • Deep: 200 big blinds hoặc nhiều hơn.
Stack size

Stack size trong Poker

Hầu hết các bàn poker online lẫn offline đều có giới hạn buy-in tối đa và tối thiểu khi mang vào bàn. Thông thường tối thiểu 10BB và tối đa 100BB cho đại đa số (con số này sẽ khác nhau ở các sàn khác nhau). Nó có nghĩa là người chơi có thể chọn mức buy-in từ thấp, trung bình hoặc cao, tùy vào người chơi. Như bạn thấy thậm chí có thể buy-in deep stack nếu bạn có 200bb hoặc hơn.

Điều này khá phổ biến trong cash game, nếu một người chơi buy-in maximum (thường là 100BB) và có thể nhân đôi stack size nếu all-in với một người chơi khác có cùng stack size, hoặc đã xoay sở cày cuốc (tích tiểu thành đại) để đến với địa hạt của “deep stack”.

Stack size ảnh hưởng đến lối chơi của bạn như thế nào?

Stack size của bạn trong poker ảnh hưởng trực tiếp tới lối chơi của bạn. Nếu bạn đang có short stack thì sẽ rất khó hoặc không thể nào thực hiện được những lối chơi biến hóa hay những pha bluff tinh vi. Vì đơn giản là bạn không đủ chip để khiến đối thủ sợ hãi rời bỏ hand của họ.

Nói cách khác, nếu bạn có một lượng lớn chip trước mặt bạn. Bạn có thể sử dụng nhiều lối chơi nâng cao hơn vì bạn có nhiều chip để “múa” với đối thủ của mình, làm cho họ thật sự nghĩ rằng bạn có bài tốt hơn họ. Vì thế, sẽ có lợi hơn nếu chơi lối chơi ABC với short stack: bet với bài mạnh và fold những bài yếu.

Nếu bạn đang short stack, bạn sẽ thường muốn chơi với những hand lớn, có tỉ lệ thắng cao trong những trường hợp all-in ngay từ đầu ván bài.

Stack size ảnh hưởng đến lối chơi của bạn như thế nào?

Stack size ảnh hưởng đến lối chơi của bạn như thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

Ảnh hưởng của stack size lên implied odds

Một thực tế quan trọng khác của stack size là implied odds (và reverse implied odds) sẽ trở nên có giá trị với một stack lớn. Nếu bạn và đối thủ cùng có một stack lớn thì implied odds của bạn tốt khi bạn có draw hand.

Để ví dụ nếu bạn biết rằng đối thủ raise 3.5bb với AA và sẽ chuẩn bị all in trên flop với một overpair, điều này sẽ tạo ra lợi nhuận nếu bạn call với một hand như 78 vì giá trị mong đợi có thể thắng được rất cao khi hit flop tốt.

Điều này xảy ra tương tự cho việc call một raise với đôi nhỏ để thử hit set, mặc dù cơ hội hit set thường sẽ thấp hơn odds mà bạn có. Vì vậy nếu bạn đối đầu với stack lớn, thì nó có thể có lợi nhuận tốt khi bạn thêm những hand như suited connectors (2 lá bài kết nối cùng chất) và tương tự thế vào phạm vi pre-flop của mình. Trái lại, nếu bạn chiến đấu với short stack, bạn nên bám vào việc có hand khởi đầu thật sự mạnh.

Tâm lý học và stack size.

Các khía cạnh tâm lý cũng đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ đến stack size trong poker. 

  • Khi bạn có một stack lớn và đối đầu với một đối thủ cũng có stack lớn như bạn, có nguy cơ bạn sẽ mất toàn bộ số chip trong một ván bài cụ thể. Điều này thật đáng sợ, phải không!
  • Ngoài ra, khi bạn đối đầu với một đối thủ có stack nhỏ hơn, sẽ khó có khả năng bạn sẽ mất số tiền nhiều hơn số tiền mà đối thủ đang có. Điều này có nghĩa là người chơi sẽ có mức độ lo ngại cao hơn khi chơi chống lại người có stack lớn hơn so với khi chơi chống lại người có stack nhỏ hơn.

Người chơi poker thường thận trọng hơn khi đối mặt với đối thủ có stack bằng mình.

Ví dụ thực tế về stack size

Ví dụ có một raise từ người chơi A ở late position và người chơi B call với Q♣ J♦ tại button, các người chơi khác fold. Bây giờ chúng ta có 2 người chơi đi đến flop và họ đều có stack lớn khoảng 100bb mỗi người. Và chúng ta ko biết hand của người chơi A.

Flop ra 2♥ J♠ 7♣, cho người chơi B top pair. Người chơi A hành động đầu tiên và bet với sizing bằng pot.

Điều này đẩy người chơi B vào tình huống khó khăn, ngay cả khi họ đang giữ top pair với một kicker khá, người chơi A đang thể hiện là môt hand rất mạnh. Người chơi B quyết định call vì một re-raise sẽ  làm anh ta commit một lượng lớn chip vào trong pot với chỉ top pair.

Turn ra 5♦, lá bài này không giúp gì cho cả 2 người chơi.

Người chơi A tiếp tục bet bằng pot một lần nữa. Người chơi B quyết định fold vì họ không chuẩn bị để commit nhiều tiền vào trong pot với chỉ với một top pair.

Đánh giá ví dụ stack size

Người chơi A trong ví dụ có thể có một hand tốt hơn hoặc anh ấy chỉ đơn thuần là bluff, nhưng nó không phải ý chính của ví dụ này. Trong hand này, người chơi A đã thể hiện là mình rất mạnh và buộc người chơi B phải đưa ra những quyết định khó khăn.

Những quyết định này thậm chí còn khó khăn hơn do người chơi A đã cho biết anh ta sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào hand này. Vì thế người chơi B quyết định fold bài vì nó có quá nhiều rủi ro trong việc đặt một lượng lớn tiền vào pot với một marginal hand như top pair.

Tuy nhiên, nếu người chơi A chỉ có 20bb hoặc 30bb thì sẽ hầu như luôn bị call hoặc đẩy họ vào tình huống all-in vì có ít chip trong stack. Điểm rút ra trong ví dụ này là khi có stack lớn thì rất dễ hạ gục marginal hand, bởi vì viễn cảnh phải call một cú bet lớn và đặt nhiều tiền hơn vào trong pot sẽ ảnh hưởng đến cách mà đối thủ sẽ chơi hand của họ.

Stack size của bạn càng lớn, càng ít khả năng đối thủ chiến đấu với một marginal hand như top pair. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn tiếp tục c-bet mạnh tại turn sau khi đã bet ở flop.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Đánh giá chiến thuật stack size trong poker

Công bằng mà nói, một lượng lớn người chơi poker không quan tâm đến yếu tố stack size (cụ thể hơn là effective stack size) khi đưa ra quyết định tại bàn poker. 

Bạn phải luôn luôn thử và cân nhắc những tác động trong tương lai của bất kì một hand nào phụ thuộc vào stack size của bạn và stack size của đối thủ. Hãy hỏi chính mình nếu bạn thực sự muốn nhảy vào một pot to với một marginal hand để chống lại một người chơi có stack lớn.

Bạn cũng nên cân nhắc liệu nó có đáng khi flat-call ở flop nếu bạn thấy tự tin rằng mình sẽ fold được khi đối thủ bet một lần nữa tại turn. Có rất nhiều yếu tố phụ liên quan đến stack size và nó đòi hỏi một chút kinh nghiệm để thật sự hiểu các tác động trong từng tình huống cụ thể.

Cần phải thực hành để có thể nắm vững kiến thức trong lòng bàn tay! OK bắt đầu chiến thôi!

Hãy tham gia ngay cộng đồng Poker lớn nhất Việt Nam bằng cách, click vào các nội dung sau đây:

  • Tham gia ngay cộng đồng Học Poker miễn phí để cập nhật nhanh chóng thông tin mới nhất.
  • Inbox trực tiếp cho fanpage Wiki Poker để chơi game poker online cùng cộng đồng người chơi lớn nhất Việt Nam

Hẹn gặp lại, chúc bạn may mắn trên bàn chơi!