Chiến lược poker ở giai đoạn soft bubble là một trong những phần kỹ năng quan trọng nhưng lại thường bị đánh giá thấp trong các giải đấu poker. Nhiều người chơi chỉ bắt đầu điều chỉnh khi đã sát vạch tiền thưởng (stone bubble), nhưng trên thực tế, các yếu tố ICM và rủi ro đã xuất hiện sớm hơn nhiều.
Trong bài viết này, Wiki Poker sẽ giúp bạn hiểu rõ soft bubble là gì, cách điều chỉnh range preflop theo từng loại stack (big stack, mid stack, short stack), và làm thế nào để sống sót – thậm chí tận dụng tối đa lợi thế – ngay từ giai đoạn soft bubble. Nếu bạn muốn tiến xa thường xuyên hơn khi chơi MTT, đây là phần kiến thức không thể bỏ qua.
Soft Bubble là gì?
Khác với stone bubble – nơi mà bạn chỉ cần loại thêm một người chơi nữa là toàn bộ những người còn lại được vào ITM – soft bubble linh hoạt hơn nhiều và khó xác định hơn. Chúng ta biết khi nào nó kết thúc, nhưng rất khó nói chính xác khi nào nó bắt đầu.
Soft bubble đánh dấu thời điểm khả năng lọt vào ITM bắt đầu ảnh hưởng đến chiến thuật, dù mức độ chưa nghiêm trọng như giai đoạn stone bubble.
Vì ICM áp dụng “risk premium” (phần rủi ro cộng thêm) ngay từ đầu giải, nên một số người theo chủ nghĩa cứng nhắc cho rằng cần điều chỉnh chiến thuật từ hand đầu tiên. Nhưng nếu áp dụng một cách máy móc, điều này có thể phản tác dụng – chơi quá tight từ sớm trong khi những người khác vẫn đang chơi thoải mái có thể khiến bạn chỉ đang tự làm khó chính mình.
Tôi thường đánh dấu sự khởi đầu của soft bubble là khi còn khoảng 10% số người chơi cần bị loại nữa mới đến vòng trả thưởng. Ví dụ, trong một giải đấu có 200 người chơi và trả thưởng 25 người, tôi sẽ bắt đầu điều chỉnh chiến thuật từ khi còn khoảng 45 người.
Trong ví dụ của bài viết này, chúng ta đang xét một giải đấu poker có 1.000 người chơi, 125 người được trả thưởng và còn lại 225 người – tức cần loại thêm 100 người mới tới bubble. Với một số người, thời điểm này có thể còn quá sớm để thay đổi chiến thuật, nhưng thực tế thì không quá vô lý như bạn nghĩ.
Yếu tố bubble & vai trò của Big Stack
Việc điều chỉnh chiến lược Raise First-In (RFI) khi còn 100 người nữa mới tới ITM có vẻ hơi vội vàng. Tuy nhiên, theo mô hình ICM, mức “risk premium” đã bắt đầu tác động đáng kể đến các quyết định preflop và postflop.


Yếu tố bubble & Vai trò của Big stack
Risk premium là mức giá trị chip mà bạn cần đạt được để bù đắp cho rủi ro mất đi cơ hội vào tiền. Nói cách khác, mất chip sẽ khiến bạn bị tổn hại nặng hơn so với việc có thêm chip.
Hãy xem ví dụ một người chơi Under The Gun (UTG) đang là chip-leader tại bàn của họ. Trong mô hình ICM, ngay cả với lợi thế chip, họ cũng không thể chơi một cách “tự do” như trong môi trường chipEV.
Dưới đây là so sánh chiến lược RFI của UTG với stack 50bb trong hai môi trường:
- Mô hình ICM với cấu trúc stack bất đối xứng, stack trung bình tại bàn là 28bb: UTG open với 18% range.


Range open của UTG trong môi trường ICM với stack 50bb
- Mô hình chipEV (tối ưu theo kỳ vọng chip) cũng cho ra tỷ lệ open là 18%.


Range open của UTG trong môi trường chipEV
Nhưng sự khác biệt nằm ở cấu trúc của range.
Trong môi trường chipEV, UTG open những hand như 98s, T8s, J9s với tần suất tối đa. Nhưng trong mô hình ICM, những hand này là pure fold, vì chúng mang lại giá trị âm ($ev âm) khi open.
Tương tự, 55 là một hand luôn được open trong môi trường chipEV, nhưng bị giảm tần suất đáng kể trong ICM. Các combo mix như 87s, 76s, Q8s, K7s vốn được mix trong chipEV thì trong ICM đều trở thành một cú fold rõ ràng.
Vậy điều gì bù lại?
Trong môi trường ICM, các hand như A9o – vốn không được open trong chipEV – bắt đầu được open với tần suất trên 50%. Các combo offsuit như KT, QJ, và suited A2s cũng được tăng tần suất open vì chúng block các hand mạnh của đối thủ và vẫn mang lại $ev dương.
Xem thêm: Blocker trong poker: 3 tình huống phổ biến nhất!
Khi càng tiến gần đến vùng tiền thưởng, các hiệu ứng blocker ở preflop bắt đầu phát huy tác động rõ rệt, đặc biệt là ở rìa range open của bạn.
Hãy nhớ rằng đây là tình huống của một big stack ở vị trí đầu bàn. Bạn có thể hợp lý khi cho rằng, càng về các vị trí sau, người chơi càng có thể mở rộng range dễ dàng hơn nhờ vào việc ít áp lực hơn từ ICM. Chúng ta sẽ khám phá liệu điều này có đúng hay không trong những bài viết tiếp theo.
Tóm lại: Có nhiều chip nhất không đồng nghĩa với việc chơi nhiều hand nhất – ít nhất là chưa phải lúc này.
Nhưng còn với các stack size khác thì sao?
Xem thêm:
- 3 khái niệm về lợi thế trong poker giúp định hình lại chiến thuật của bạn (vị trí, range, nut)
- Các vị trí trong Poker – Sự khác biệt lớn giữa thắng hay thua 1 hand
Chiến lược poker ở giai đoạn soft bubble – Stack trung bình (Mid-Stacks)
Ở bàn chơi này, có ba người chơi với stack trung bình:
- UTG1 (Early Position): 33bb
- High-Jack (HJ): 25bb
- Button (BTN): 29bb
Chúng ta sẽ phân tích chi tiết hai vị trí đầu tiên và tìm kiếm các mô hình lặp lại. Một lần nữa, ta sẽ so sánh giữa mô phỏng chipEV từ Lucid Poker và kết quả từ HRC (Holdem Resources Calculator) theo mô hình ICM.
Người chơi EP với stack trung bình


Chiến lược poker ở giai đoạn soft bubble của EP với stack trung bình
Trong mô hình ICM, chiến lược Raise First In (RFI) của UTG1 với 33bb, bàn có cấu trúc stack bất đối xứng (trung bình 28bb), là open khoảng 18,9% hand.


Chiến lược RFI của UTG1 với 33bb
Trong mô hình chipEV từ Lucid Poker với stack hiệu dụng 25bb, UTG1 open 21% hand.
Tại đây, chúng ta bắt đầu thấy những khác biệt rõ rệt:
- Tần suất RFI giảm: Từ 21% trong chipEV xuống còn 18,9% trong ICM — tức là giảm khoảng 2% vì yếu tố soft bubble.
- Cấu trúc range thay đổi: Giống như UTG, HRC loại bỏ nhiều hand cận biên của chipEV. Các hand dạng suited connector nhỏ, one-gapper và two-gapper tầm trung, Kx suited yếu, broadway offsuit, cũng như 44 — tất cả đều bị loại bỏ hoàn toàn trong mô hình ICM.
Trong khi đó, các hand Ax offsuit lại tăng tần suất open. Ví dụ, A9o trở thành pure open trong HRC (so với chỉ 56% trong chipEV). Tuy nhiên, tần suất open của A2s lại giảm nhẹ so với vị trí UTG.
Điểm đáng lưu ý: Việc UTG1 thắt chặt range không chỉ do yếu tố ICM mà còn bị ảnh hưởng bởi vị trí sớm và các stack sau lưng. Ví dụ: việc Cutoff có stack ngắn cũng có thể ảnh hưởng đến chiến lược RFI của EP.
Khó có thể xác định chính xác từng yếu tố khiến máy tính đưa ra quyết định như vậy, nhưng việc so sánh các kịch bản khác nhau sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về logic đằng sau kết quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chơi Ax offsuit trung bình trong Poker: 5 mặt Flop phổ biến
- 3 Ví dụ về điều chỉnh range open khi có ante trong giải đấu Poker
- Kỷ luật trong Poker: Vì sao bạn luôn nên “chờ một spot tốt hơn”?
Người chơi LP với stack trung bình (BTN)


Chiến lược poker ở giai đoạn soft bubble của BTN với stack trung bình
Chiến lược RFI từ HRC cho Button với stack 29bb trong cấu trúc bất đối xứng (stack trung bình 28bb) là 41,4% hand.


Chiến lược RFI của BTN với 29bb
Trong chipEV từ Lucid Poker với stack hiệu dụng 25bb, BTN open 45% hand.
So sánh giữa hai biểu đồ này và các biểu đồ trước đó (UTG và UTG1), chúng ta thấy một mô hình nhất quán:
- RFI giảm: Dù là vị trí có thể open với biên lợi nhuận lớn nhất (BTN), tỷ lệ open vẫn giảm tới 10%. Từ 45% (chipEV) xuống còn 41,4% (ICM).
- Thành phần bị loại bỏ: Một lần nữa, các hand bị cắt khỏi range đều là những hand yếu nhất: suited combo yếu, offsuit bottom, thậm chí 33 cũng bị giảm tần suất open.
Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là cấu trúc range của BTN gần như không thay đổi. BTN vốn đã open hết các hand có hiệu ứng blocker như Ax, Kx, nên không còn cách nào để mở rộng range mà vẫn sinh lời. Vì vậy, thay vì thêm hand khác vào, BTN chỉ đơn giản là gạt bỏ những hand yếu nhất để tránh mất EV.
Điều này cho thấy: việc một stack “dễ chơi” ở BTN lại từ bỏ 10% số hand open khi còn cách ITM tới 100 người đã nói lên tất cả. Trong mô hình ICM, việc mất chip gây thiệt hại nhiều hơn so với lợi ích từ việc kiếm thêm chip.
Chiến lược poker ở giai đoạn soft bubble – Stack ngắn (Short-stack)
Trong mô hình HRC, chúng ta có một short stack đang ngồi ở vị trí Cutoff (CO) với 11bb.
Hãy xem mô hình ICM điều chỉnh như thế nào so với chipEV khi bạn là người short-stack.


Chiến lược poker ở giai đoạn soft bubble của CO với 11bb
- Chiến lược RFI của CO với 11bb trong HRC cho thấy VPIP đạt 31,6%.
- Màu đỏ: min-open
- Màu tím: shove all-in


Range shove 31% hand của CO khi có 10bb
- Trong mô phỏng chipEV của Lucid Poker, CO shove toàn bộ 31% range với stack hiệu dụng 10bb.
Điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai mô hình này và các mô hình khác trước đó:
✅ Không giảm tỷ lệ RFI:
Cả hai mô hình đều cho thấy CO chơi khoảng 31% số hand, nghĩa là các yếu tố soft bubble không ảnh hưởng nhiều đến tần suất open. Lý do là người short stack có bubble factor thấp, vì vậy chiến lược của họ vẫn gần giống chipEV.
✅ Chiến lược chia nhỏ range (range splitting):
Khác với chipEV – nơi solver ưu tiên shove toàn bộ – mô hình ICM chọn chia nhỏ range, tức là vừa có hand shove, vừa có hand min-raise. Đây là đặc trưng của chiến lược poker điều chỉnh theo ICM.
Xem thêm: Chiến thuật Short stack Poker: Dứt điểm ngay ở pre-flop hoặc chỉ chơi 2 vòng
Range shove của short stack theo mô hình ICM
Người short stack chọn shove với khoảng 23,3% range, bao gồm:
- Các hand mạnh như: các pocket pair từ 55 đến TT,
- Ax offsuit như AKo,
- Các hand suited như KQs, QJs, T8s…
Những hand này không đủ mạnh để min-raise nhưng vẫn có hiệu quả cao nếu shove all-in.


Range shove của short stack theo mô hình ICM
Phản ứng của các vị trí phía sau theo HRC khi đối mặt với cú shove từ CO:
- BTN call hoặc reshove 11,3%
- Small Blind call hoặc reshove 16,7%
- Big Blind call 21,9%
So sánh với phản ứng trong mô hình chipEV:
- BTN: call 16% (chipEV) → chỉ 11,3% (ICM)
- SB: call 21% (chipEV) → chỉ 16,7% (ICM)
- BB: call 26% (chipEV) → chỉ 21,9% (ICM)
Ngay cả khi các đối thủ có bubble factor thấp hơn so với short stack, họ vẫn call thận trọng hơn trong mô hình ICM. Lý do là vì CO không còn shove toàn bộ 31% range, mà chỉ shove 23%. Điều này buộc đối thủ phải điều chỉnh lại range call để đối đầu với một range shove hẹp hơn.
Xem thêm: Chiến lược Push/Fold trong giải đấu Poker dành cho người mới
Range min-raise của short stack trong mô hình ICM
Với phần còn lại (8,3% range), CO chọn chiến lược min-raise phân cực, bao gồm:
- Các hand mạnh nhất như JJ+,
- Các combo như Ax, Kx, sẵn sàng fold nếu bị shove lại.
Chiến lược này cực kỳ hiệu quả, bởi vì:
- Big Blind – người dễ call nhất – sẽ rơi vào tình thế khó xử:
- Nếu chỉ call, BB có thể gặp khó khăn về equity hoặc bị dominated.
- Nếu reshove, BB có thể đụng phải hand premium.
=> Dù đối thủ phản ứng ra sao, CO đều có lợi: hoặc steal blind mà không rủi ro, hoặc được call và có cơ hội nhân đôi stack.
Tổng kết
Dưới đây là những điểm chính rút ra từ bài viết về chiến lược poker giai đoạn soft bubble này:
- Risk premium tồn tại từ đầu giải và càng tiến gần ITM thì càng lớn.
- Big stack không nhất thiết là được chơi thoải mái hơn, còn tùy vào vị trí và cấu trúc stack tại bàn.
- Range bị thu hẹp với tất cả các stack trừ short stack, thông qua việc loại bỏ các combo yếu hoặc hoán đổi để lấy các hand có blocker tốt hơn.
- Với short stack, do bubble factor thấp, bạn vẫn có thể chơi gần như theo chipEV, với chiến lược chia nhỏ range (shove + min-raise).
Bài viết tiếp theo trong loạt chiến lược MTT sẽ phân tích kỹ hơn cách điều chỉnh khi tiến gần hơn đến stone bubble – nơi từng hành động nhỏ có thể quyết định số phận giải đấu.
Đọc thêm về các chiến thuật, định lý poker khác:
Tổng hợp khái niệm – định lý – chiến thuật poker hay nhất mà bạn nên đọc thử
Nguồn: Upswingpoker
Hãy tham gia ngay cộng đồng Poker lớn nhất Việt Nam – Wiki Poker bằng cách click vào các nội dung sau đây:
- Tham gia ngay cộng đồng Học Poker miễn phí để cập nhật nhanh chóng thông tin mới nhất: https://bit.ly/GroupHocpokermienphi
- Inbox trực tiếp cho fanpage Wiki Poker để chơi game poker online cùng cộng đồng người chơi lớn nhất Việt Nam:
https://bit.ly/PageWikiPoker.
Hẹn gặp lại, chúc bạn may mắn trên bàn chơi!